• Kiểm tra tên miền
www.
Xem tất cả
81% DN xuất nhập khẩu tìm kiếm thị trường từ TMĐT
81% DN xuất nhập khẩu tìm kiếm thị trường từ TMĐT
Thứ ba, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Trong một cuộc khảo sát vào cuối tháng 10/2012 do Tập đoàn Alibaba.com tiến hành trên 399 doanh nghiệp tham dự triển lãm thương mại quốc tế Hong Kong International Lighting Fair, 41% doanh nghiệp khẳng định có nhiều lý do để tin vào sự khởi sắc của kinh tế thế giới trong năm 2013, tuy nhiên các biện pháp nhằm nâng cao thế mạnh cạnh tranh là vấn đề sống còn nhằm duy trì và phát triển kinh doanh trong thời gian tới.

Trong một cuộc khảo sát vào cuối tháng 10/2012 do Tập đoàn Alibaba.com tiến hành trên 399 doanh nghiệp tham dự triển lãm thương mại quốc tế Hong Kong International Lighting Fair, 41% doanh nghiệp khẳng định có nhiều lý do để tin vào sự khởi sắc của kinh tế thế giới trong năm 2013, tuy nhiên các biện pháp nhằm nâng cao thế mạnh cạnh tranh là vấn đề sống còn nhằm duy trì và phát triển kinh doanh trong thời gian tới.

Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp châu Âu tỏ ra lạc quan hơn so với các doanh nghiệp đến từ Mỹ khi nhận định kinh tế sẽ có những tín hiệu lạc quan với tỷ lệ tương ứng là 47% và 34%.

Vận hội mới cho DN Việt

Ông Timothy Leung, Giám đốc cao cấp, Bộ phận Dịch vụ và Kinh doanh toàn cầu của tập đoàn Alibaba.com cho biết: “Các dự báo gần đây cho thấy những dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế châu Á, cả xuất và nhập khẩu. Chúng ta đã chứng kiến sự chuyển dịch trong xu hướng tìm kiếm nguồn cung ứng của các thị trường lớn sang khu vực này, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các phân tích của Alibaba.com cũng cho thấy nhu cầu nhập khẩu gia tăng ngay tại thị trường nội địa của khu vực. Có nhiều lý do để tin rằng Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2013”.

Các báo cáo về chỉ số quản lý mua hàng PMI trong tháng 11 cũng cho thấy sự tăng trưởng trong hoạt động mở rộng sản xuất của 2 thị trường lớn là Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Hàn Quốc và Việt Nam. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, Việt Nam với 50,5 điểm lần đầu tiên vượt mức trung bình trong suốt 14 tháng qua, đúng như dự đoán trước đó: “Sự phục hồi hoạt động sản xuất đã được tiên đoán trước và là điều rất cần thiết. Chúng tôi dự kiến trong thời gian tới hoạt động kinh tế sẽ dần hồi phục và được hỗ trợ bởi cả nhu cầu trong nước cũng như quá trình hồi phục ở Trung Quốc" - một chuyên viên kinh tế của Ngân hàng HSBC cho biết.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ở châu Âu cũng đã có dấu hiệu chạm đáy khi chỉ số PMI của khu vực này đạt mốc cao nhất trong 8 tháng qua với 46.8%. Theo tờ Business Insider: “Chỉ số PMI của Trung Quốc đạt mốc cao nhất kể từ tháng 04/2012 với 50.6 điểm trong khi nhiều dự đoán trước đây cho biết cần nhiều thời gian hơn để quay lại mốc 50. Đồng thời mối e ngại sự quay trở lại của cơn khủng hoảng tại châu Âu dường như cũng qua đi. Như vậy, hai trong ba rủi ro lớn của nền kinh tế toàn cầu đã suy yếu, chỉ còn lại mối lo ngại là “bờ vực ngân sách” của kinh tế Mỹ cần phải vượt qua”.

Một tín hiệu sáng khác dành cho nền kinh tế Việt Nam là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 thành viên là Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam, Canada, Mexico và Mỹ đang bước vào những vòng đàm phán cuối cùng. Như vậy, một khi hiệp định này được ký kết theo đúng lộ trình, Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất - cung ứng quy mô lớn này. Kể từ năm 2013, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mũi nhọn của mình sang thị trường số 1 thế giới là Mỹ cùng các nước thành viên khác.

Chuẩn bị gì để đón vận hội?

Trong cuộc khảo sát của Alibaba.com về kế hoạch của doanh nghiệp quốc tế cho năm 2013, 52% doanh nghiệp khẳng định cải tiến là yếu tố hàng đầu để nâng cao thế mạnh cạnh tranh trong năm 2013. Đầu tư vào công cụ marketing trực tuyến và dịch vụ khách hàng đặc biệt được doanh nghiệp chú trọng, đặt ở vị trí ưu tiên trong quy trình cải tiến với tỷ lệ tương ứng là 32% và 29%.

Một yếu tố quan trọng khác doanh nghiệp cần phải chú trọng là tìm kiếm thị trường mới, 75% doanh nghiệp cho biết họ đang có kế hoạch mở rộng cơ hội giao thương và tìm kiếm đối tác tại các thị trường mới bên cạnh các thị trường truyền thống. Thương mại điện tử cũng là công cụ được 81% nhà nhập khẩu và xuất khẩu chọn lựa để tìm kiếm thị trường, 71% trong số đó khẳng định số giao dịch quốc tế được tiến hành trong năm 2012 của họ tăng so với những năm trước đó.

Chia sẻ của Bà Võ Thị Liên Hương, Phó Tổng giám đốc công ty CP VLXD Secoin, doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu tăng trưởng khá tốt trong năm qua: “Kênh thương mại điện tử được chúng tôi khai thác rất mạnh. Năm 2006, chúng tôi mới chỉ xuất khẩu sang 4,5 thị trường. Đến nay, sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại 37 thị trường trên khắp 5 châu lục. Xuất khẩu năm 2012 của chúng tôi đã tăng trưởng 50% so với năm ngoái”.

Ông Trần Đình Toản, Phó tổng giám đốc công ty OSB, Đại lý ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam, nhận định: “Ứng dụng thương mại điện tử là một xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng thành viên và những thành công mà nhiều doanh nghiệp đạt được ngay trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay là minh chứng cụ thể cho tính hiệu quả của kênh giao thương toàn cầu này. Chúng tôi đã nhìn thấy sự chuẩn bị chu đáo của nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho năm 2013, trong đó hoạt động mở rộng kênh tìm kiếm khách hàng đã được ưu tiên”.

Nguồn: DĐDN

Nguồn tin: doanhnhan.net


Các tin khác